Có khá nhiều thợ mộc lâu năm cũng như các kiến trúc sư hay nhà kinh doanh muốn mở xưởng gỗ công nghiệp. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi trong những năm gần đây nhu cầu về các sản phẩm từ gỗ công nghiệp trong nước và xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên, muốn mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp không phải đơn giản. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi bắt đầu. Cụ thể, cần chuẩn bị những gì hãy tham khảo bài viết của chúng tôi!
Xác định rõ ngân sách đầu tư mở xưởng gỗ công nghiệp
Trước khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là mở công ty hay mở xưởng thì bạn cần phải xác định rõ ngân sách có thể sử dụng để đầu tư của mình. Nếu như vốn mỏng thì bạn nên setup xưởng với quy mô nhỏ trước, sau đó khi đã làm ăn hiệu quả, doanh thu ổn định có thể mở rộng xưởng sau. Còn nếu có vốn dày và am hiểu lĩnh vực này, tự tin với kinh nghiệm của mình bạn có thể setup xưởng lớn.
Mức vốn ban đầu để mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp sẽ cần ít nhất khoảng 150 – 300 triệu. Nếu muốn mở xưởng quy mô lớn hơn thì cần khoảng 700 triệu cho tới 1.2 tỷ. Khoản vốn này sẽ được dùng cho các mục đích:
- Thuê mặt bằng
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị
- Mua nguyên vật liệu đầu vào
- Thuê nhân công
- Duy trì hoạt động xưởng,…
Trong đó, vốn duy trì hoạt động xưởng rất quan trọng vì trong quá trình hoạt động có thể phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn. Hơn nữa, rất khó để bạn thu được vốn và có lời ngay khi mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Thường phải từ 2 – 3 tháng trở lên xưởng mới mang lại doanh thu.
Tìm mặt bằng mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp phù hợp
Dựa trên nguồn tài chính của bạn mà có kế hoạch tìm mặt bằng mở xưởng phù hợp. Khi tìm mặt bằng mở xưởng cần đáp ứng các tiêu chí:
- Diện tích đủ rộng rãi để có thể setup các loại máy móc và có kho chứa vật liệu, thành phẩm sau sản xuất. Theo kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp của những người đi trước thì diện tích xưởng tối thiểu phải từ 300m2 trở lên
- Chọn mặt bằng có khả năng mở rộng tốt để thuận tiện cho việc phát triển của xưởng sau này, tránh mất công phải chuyển xưởng hoặc thuê thêm mặt bằng nơi khác
- Nên chọn mặt bằng mở xưởng xa dân cư để tránh gây ồn, ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh
- Nên chọn nơi mở xưởng nằm trong khu vực cụm xưởng để thuận tiện cho giao thông, đi lại cũng như tìm kiếm
- Khu vực cần có hệ thống điện 3 pha đủ mạnh để đáp ứng hoạt động của xưởng
- Chọn nơi cho thuê xưởng với thời hạn từ 3 – 5 năm để yên tâm hoạt động sản xuất
- Địa điểm mở xưởng cần dễ tìm, thuận tiện đường xá, đặc biệt là gần các trục đường lớn
Mua sắm máy móc phục vụ hoạt động của xưởng sản xuất gỗ công nghiệp
Sẽ có rất nhiều loại máy móc mà bạn cần phải mua sắm khi muốn mở xưởng gỗ công nghiệp. Nên đầu tư mua sắm máy móc chất lượng để tạo ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn cũng như tránh tình trạng máy bị hỏng hóc, thường xuyên phải sửa chữa, thay thế hay nâng cấp. Các loại máy móc mà xưởng gỗ cần đầu tư là:
STT | Tên máy móc | Giá tạm tính (VNĐ) |
1 | Máy cưa bàn trượt | 50.000.000 |
2 | Máy nén khí | 15.000.000 |
3 | Máy dán cạnh 5 chức năng | 98.000.000 |
4 | Máy khoan chốt liên kết | 48.000.000 |
5 | Máy tupi | 12.000.000 |
6 | Các dụng cụ cầm tay | 5.000.000 |
Lưu ý: Đây chỉ là mức giá máy móc tạm tính do chúng tôi tham khảo từ các dòng máy Trung Quốc. Nếu mua máy của Nhật hay Italia thì mức giá máy móc có thể cao hơn.
Tuyển dụng lao động, thợ lành nghề
Muốn xưởng sản xuất gỗ công nghiệp hoạt động tốt, cho ra thành phẩm chất lượng thì bạn cần tuyển các nhân công lành nghề. Tốt nhất nên tuyển dụng những thợ mộc làng nghề. Với xưởng nhỏ thì cần tuyển ít nhất 2 – 3 thợ. Sau đó thì tuyển thêm thợ thi công, giám sát thi công để đảm bảo hoàn thành đơn hàng đúng thời gian, đảm bảo các tiêu chuẩn, cam kết.
Tìm nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất
Theo kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp của nhiều người thì đây là một khâu cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn nơi cung cấp nguyên vật liệu chất lượng, giá cả hợp lý và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Tránh mua qua đại lý để có thể tiết kiệm tối đa chi phí.
Hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi mở xưởng
Đừng quên hoàn thành các thủ tục pháp lý do pháp luật nước ta quy định về việc mở xưởng gỗ công nghiệp. Tùy việc bạn đăng ký mở xưởng gỗ theo mô hình hộ kinh doanh hay công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty Cổ phần,… mà thủ tục pháp lý sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, xưởng còn phải đăng ký nhãn hiệu, bản quyền và cả chứng nhận về an ninh, an toàn PCCC, môi trường,…
Lên kế hoạch tìm kiếm thị trường tiêu thụ và khách hàng tiềm năng
Sau khi đã mở xưởng gỗ công nghiệp bạn cần có kế hoạch cụ thể về việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và khách hàng tiềm năng. Ngoài các mối quan hệ, đối tác khách hàng quen thân thì bạn cũng nên tìm thêm những khách hàng mới, tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Hãy thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, tận dụng các kênh mạng xã hội để giúp thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn.
Phần lớn khách hàng của các xưởng sản xuất gỗ công nghiệp đều là những nhà thầu xây dựng, công ty thiết kế và thi công nội thất, kiến trúc sư, hệ thống đại lý đồ nội thất,… Tuy nhiên, để có thể hợp tác với họ và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài thì ngoài sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng còn phải có giá cả hợp lý và các ưu đãi hấp dẫn mới có thể cạnh tranh với những xưởng gỗ khác.
Trên đây là một số kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hãy chuẩn bị đầy đủ, chu đáo trước khi khởi nghiệp để đạt được thành công!